Game 8-bit kinh điển và những hoài niệm

Ấn tượng ban đầu thường khó quên và đại đa số game thủ biết tới game từ những năm 80-90 đều mang trong lòng những ấn tượng sâu đậm không thể nào phai với những trò chơi giờ đây đã được xếp vào hàng kinh điển.
>>Đại chiến game cũ, game mới
>>Khi game đỉnh bị 8-bit hóa

Không kể những chương trình được coi là "ông tổ" mà Wikipedia đã liệt kê ra như những trò chơi xuất hiện đầu tiên vào những năm 50 thiên niên kỷ trước, giai đoạn từ năm 1985 trở đi mới được coi là thời kỳ bắt đầu của kỷ nguyên trò chơi điện tử. Trong suốt quãng thời gian mà trò chơi điện tử - video game được phổ biến rộng rãi ra thế giới cho tới nay, game đã thay đổi quá nhiều và khác xa cả về nội dung lẫn cách thể hiện. Đối với những người yêu game chân thành, tình cảm dành cho game cũng có thể sánh được với tình bạn và tình yêu chân chính.

Đồ hoạu game thường như thế này.

Đồ hoạ trong game thời ấy thường như thế này.

Game thời ấy thường chỉ có đồ hoạ đơn giản, hình ảnh răng cưa và âm thanh cũng ở dạng vui tai là chính nếu so với các soundtrack game hiện tại. Bù lại lối chơi của game thường rất sáng tạo và cuốn hút cho dù tính năng trong game không thể so sánh với những thứ quá phức tạp mà ngành công nghiệp game đang cố gắng đưa vào trong các sản phẩm của mình. Cũng có thể do từ thủa sơ khai của kỷ nguyên giải trí số, trò chơi điện tử là một món ăn lạ miệng mà người dùng chưa bao giờ được thưởng thức nên nó nhanh chóng tạo nên một cộng đồng fan đông đảo và rộng khắp ở bất cứ nơi nào nó hiện diện.

Cỗ máy này là phương tiện giải trí yêu thích của cả một thế hệ game thủ.
Cỗ máy này là phương tiện giải trí yêu thích của cả một thế hệ game thủ.

Vào khoảng thời gian ấy các game thủ 9x ngày nay còn chưa ra đời và có ai có thể hình dung được rằng từ trò chơi Pong cực kỳ đơn giản lại có thể tiến hoá thành một DoA Xtreme Volleyball đẹp "hoa cả mắt". Hay là những lần phải dùng tới mật khẩu mới lưu được game trong Bomberman mà bây giờ chỉ cần tới một phím tắt (thường là F8/F9) để thực hiện các tính năng Quick Save/Quick Load là xong.

Pong (trên) - DoA Extreme Volleyball (dưới)

Pong (trên) - DoA Extreme Volleyball (dưới)

Hầu hết các game thủ Việt Nam thế hệ 7x-8x đều kinh qua các giai đoạn game thùng, game băng điện tử 4 nút rồi tới PC và thế hệ PlayStation đầu tiên. Thứ tự cụ thể chắc sẽ khác đối với từng người song cũng không quá khác biệt với phần đông game thủ nước ta là mấy.

Ai đã từng chơi qua món này?
Ai đã từng như thế này?

Các chủ đề liên quan tới hoài niệm game cũ trên các diễn đàn luôn được đông đảo thành viên quan tâm chia sẻ. Ai trong giới game thủ gạo cội chúng ta mà không trải qua những màn song đấu quyết liệt bằng game thùng, phiêu lưu cùng Mario "ăn nấm"- "hoá thú" các phiên bản hoặc "phá đảo" Contra … Không thể không nhắc tới những "mẹo ăn gian" đối với những game thủ "lười" hoặc "trình còi" để qua màn mà sau đó chúng ta mới biết chính xác tên thuật ngữ là cheatcode. Chắc chúng ta không thể quên các thuật ngữ được Việt hoá hết sức dễ thương mà ngộ nghĩnh là "xin gậy" (game xếp hình Tetris) hay "khấn bất tử" (chủ yếu là trò Contra).

Hoặc thế này?
Hoặc thế này?

Các kỷ niệm về game kể ra thì nhiều lắm, gần 30 năm trôi qua và các game thủ ngày ấy giờ đều đã lớn lên, già đi. Song có lẽ khi nhớ về những trò chơi kinh điển thủa ban đầu ấy, gần như tất cả bọn họ đều dành cho chúng những tình cảm tốt đẹp. Hãy cùng Game Thủ xem lại các trò chơi không thể nào quên ấy.

Super Mario Bros

Super Mario Bros chắc chắn là một trong những tựa game ăn khách phổ biến nhất tại Việt Nam với những khái niệm "ăn nấm", "giã vịt"… phổ biến mà game thủ không ai không biết. Việc hoá thân vào chàng thợ sửa ống nước Mario đi cứu công chúa Peach khỏi sự giam cầm của trùm rồng Bowser và đồng bọn có thể nói là một cuộc phiêu lưu kinh điển mà cho đến giờ vẫn chưa kết thúc. Việc Nintendo tiếp tục tung ra phần mới nhất của loạt game này cho thấy tình yêu của game thủ với các nhân vật game vẫn chưa hề phai nhạt.

Game có lối chơi vô cùng hấp dẫn và vui nhộn và game thủ không có cách nào khác để qua bài ngoài việc sử dụng kỹ năng điều khiển của mình. Nếu không, kể cả được vũ trang đến tận răng bằng hoa hướng dương hay sao (bất tử tạm thời), game thủ vẫn phải reload như thường. Có những màn chơi được thiết kế tưởng chừng không thể vượt qua được và nhiều game thủ cho biết họ phải mất hàng tuần, có khi hàng tháng mới có thể tiếp tục với chương mới của cuộc phiêu lưu. Thật khó có thể tìm ra một game có lối chơi tuyến tính mà lại vui nhộn mà cuốn hút đến như thế. Mario và các bạn xứng đáng là ngôi sao của Nintendo nói riêng và thế giới game nói chung. Viva Mario!

The Legend of Zelda

Game thích hợp cho mọi lứa tuổi và tất cả các phiên bản được dán nhãn E (Everyone). Xuyên suốt các phiên bản là những cuộc phiêu lưu của cậu bé Link, sống ở vùng quê Hyrule.Trong nhiều phiên bản Link có nhiệm vụ giải cứu công chúa Zelda và chống lại những thế lực xấu xa. Mỗi cuộc phiêu lưu của Link đều rất li kì,mỗi phiên bản game xuất hiện đều đánh dấu một bước phát triển mới về công nghệ game. Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1986 với phiên bản mang tên The Legend of Zelda trên hệ máy NES (Nintendo Entertainment System) nhằm quảng bá cho hệ thống Famicom's Disk System trên NES (cho phép người chơi save game), game đã ngay lập tức nổi đình đám vào thời điểm ấy với 1 hệ thống đường đi phức tạp và giá trị chơi lại rất cao.

Mặc dù ý tưởng ban đầu của "tượng đài" Shigeru Miyamoto ,người khai sinh ra dòng game Zelda và Mario là tạo ra 2 trò chơi có cùng chủ đề giải cứu công chúa nhưng có cách chơi trái ngược nhau. Mario chơi theo kiểu platform tuyến tính còn Zelda thuộc thể loại phiêu lưu. Và cả 2 game này đều thành công lớn và nhanh chóng vượt mức 1 triệu bản bán ra trên toàn cầu. Năm 1991 phiên bản thứ 3 của Zelda mang tên A link to the past ra đời có cốt truyện hấp dẫn cùng đồ họa có thể nói là xuất sắc nhất thời đó và âm thanh tuyệt vời. Phiên bản này đã chính thức định hình lối chơi của dòng game Zelda. Game nằm trong top 10 trò chơi xuất sắc nhất mọi thời đại của nhiều tạp chí game uy tín (Gamespot, IGN, Edge...) và đứng hạng 30 trong danh sách 100 game hay nhất mọi thời đại của Gamespot. Trong một cuộc bình chọn nhân vật game được ưa thích mọi thời đại cách đây vài năm, Link đã vinh dự dành được danh hiệu cao nhất.

Final Fantasy

Final Fantasy (FF) là một game nhập vai (RPG) kinh điển cho phép game thủ vào vai 4 nhân vật với các kỹ năng khác nhau Fighter, Red Mage, White Mage và Thief cùng nhau chống lại các thế lực đen tối. Các nhân vật này lại sở hữu các kỹ năng sở trường riêng biệt và bổ khuyết cho nhau khi lâm trận.

Game có thể coi là một trường ca bất tận về tình bạn, tình yêu, một khúc ca bi tráng về sự hy sinh cao đẹp để cứu rỗi thế giới. Mặc dù tư tưởng chủ đạo của game là tà bất thắng chính song cái giá phải trả đối với số phận của các nhân vật trong game không phải lúc nào cũng có hậu. Loạt game này có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cả một thế hệ game thủ toàn thế giới thể hiện qua số lượng fan, fanfiction, fan-art xuất hiện dày đặc trên các diễn đàn thế giới mạng. Series game của Square Enix đã tạo ra một số nhân vật không thể nào quên đối với game thủ như Yuna, Tidus, Squall Leonhart, Rinoa, Cloud Strife, Rikku hay Tifa Lockhart … Việc có tới 2 phim hoạt hình được đánh giá cao là Spirit WithinAdvent Children cũng như việc người ta vẫn nô nức cosplay theo các nhân vật kể trên đã nói lên sự hấp dẫn và tình yêu của họ với dòng game FF. Tiếc thay, mới rồi nhà phát triển đã công bố sẽ chấm dứt sự hiện diện của Final Fantasy với game cuối cùng A Realm Reborn.

>>Xem tiếp trang 2.

Song Anh


Nguồn: GameThu
Bạn thích:
     

Thảo luận