>Nhật Bản mạnh tay với người kinh doanh game lậu
Sự thật đau lòng
Tales of Xillia được xem là một trò chơi thể loại nhập vai tốt nhất trên PS3. Đó là game PS3 bán chạy thứ nhì tại Nhật Bản trong năm 2011 với 660.000 bản. Trong khi tại đất nước này, bất kỳ game nào bán được trên 100.000 bản đều được xem là đã thành công về tài chính. Tuy nhiên, cho dù đạt được thành công như vậy, trò chơi vẫn chỉ phổ biến ở Nhật Bản và không có ý định phát hành tại thị trường phương tây.
|
Những game hấp dẫn dán nhãn "Japan-only" thường khiến game thủ có cảm giác tiếc nuối |
Không chỉ có Tales of Xillia, loạt game Monster Hunter 3rd trên PSP với doanh số ấn tượng 4.780.000 bản và nhiều trò chơi ăn khách khác như Gundam Extreme VS (510.000 bản), Final Fantasy Type-0 (800.000 bản) hay Tomodachi Collection (3.670.000 bản) cũng không hề có kế hoạch phát hành ngoài lãnh thổ Nhật Bản.
Trong những ngày đầu của trò chơi điện tử, nhiều game Nhật chưa bao giờ được phát hành ra quốc tế đơn giản vì nhà phát triển chỉ thực hiện phiên bản tiếng Nhật. Tuy nhiên, mặc dù bây giờ khi nhiều dịch vụ tải về đã xuất hiện và đòi hỏi về tính địa phương của game Nhật cũng không còn (tức là phụ đề tiếng Anh vẫn có thể chấp nhận được) thì việc phát hành một trò chơi Nhật Bản trên thế giới vẫn không mấy khả quan. Vậy tại sao lại có nhiều game dán nhãn "Japan-only" đến như vậy.
Thắng chắc hơn thành công mơ hồ
Nhìn chung, có vẻ như các nhà phát triển Nhật Bản thường từ bỏ cố gắng phổ biến game của họ trên toàn thế giới. Một vài năm trở lại, khi các công ty Nhật nhận thức thị trường game thế giới đang ngày càng tăng trưởng và quy mô còn khá nhỏ bé của mình, một số đã cố gắng đem trò chơi của họ tiếp cận game thủ phương Tây. Các trò chơi được phát hành trong thời điểm này bao gồm Vanquish, Ninja Blade và Quantum Theory. Tuy nhiên, chúng đều không thành công như mong đợi nên hầu hết các nhà phát triển đã từ bỏ nổ lực đưa game "xuất ngoại".
|
Những game "xuất ngoại" đời đầu của Nhật không đem lại thành công như mong đợi |
Những nhà phát hành game lớn thay vào đó đã bắt đầu ký hợp đồng với các studio nước ngoài để phát triển trò chơi cho thị trường phương Tây. Capcom thuê Ninja Theory có trụ sở tại Anh để thực hiện Devil May Cry. Konami thuê MercurySteam để phát triển Castlevania: Lords of Shadow (với Kojima Productions làm giám sát dự án). Square Enix thậm chí còn đi xa hơn khi mua lại toàn bộ nhà phát hành Eidos Interactive để cho ra các trò chơi phong cách Tây phương như Deus Ex: Human Revolution và phiên bản game Tomb Raider sắp ra mắt.
|
Capcom thuê Ninja Theory thực hiện Devil May Cry, Square Enix thì mua luôn Eidos Interactive để làm Tomb Raider |
Trong khi đó, hầu hết các nhà phát triển game đặt tại Nhật Bản thay vì tìm kiếm một thành công trên toàn cầu, họ đã quyết định tập trung vào khai thác tiềm năng của thị trường nội địa. Bằng cách thực hiện các trò chơi phục vụ thị hiếu tại thị trường này, họ gần như có thể đảm bảo trò chơi họ làm ra sẽ đem về lợi nhuận. Nói cách khác, thay vì tìm kiếm một thành công to lớn nhưng mơ hồ, họ nhắm vào một mục đích cụ thể có thể đem về chiến thắng chắc chắn.
Việc tập trung phát triển game theo thị hiếu nội địa và chỉ dành cho các hệ máy phổ biến nhất tại Nhật như hệ máy chơi game cầm tay của Nintendo và Sony đã khiến nhiều game không xuất hiện trên thị trường quốc tế. Đó cũng là lý do có rất ít game Nhật hỗ trợ Xbox 360.
Vẫn còn hy vọng
Mặc dù trò chơi dán nhãn "Japan-only" vẫn đang ngày càng trở nên phổ biến hơn nhưng hy vọng chúng sẽ không đánh mất những game thủ yêu thích bên ngoài Nhật Bản.Đôi khi chỉ cần một chút quan tâm của game thủ quốc tế cũng có thể khiến các nhà phát hành phương Tây đem trò chơi Nhật Bản đến với thế giới (giống như trường hợp đã xảy ra với The Last Story và nhiều trò chơi khác do Xseed phát hành). Hoặc cũng có thể như Tales of Xillia, thành công vượt trội của trò chơi sẽ khiến game được phát hành vượt ra ngoài biên giới Nhật Bản dù khá muộn vào năm 2013, 2 năm sau khi ra mắt phiên bản tiếng Nhật.
Khắc Thành
Nguồn: GameThu |