>Thị trường game Việt Nam có sự khác biệt với toàn khu vực
Theo quan điểm và chia sẻ của gamasutra.com, mặc dù các tin tức về ngành công nghiệp game tại Ả Rập, Trung Đông hay Bắc Phi không thường xuyên xuất hiện và nổi bật, thị trường game tại khu vực này cũng vẫn phát triển một cách mạnh mẽ như phần còn lại của thế giới. Năm 2011, thị trường game tại đây tạo ra doanh thu khoảng 900 triệu USD trong tổng số 24 tỷ USD doanh thu của cả ngành công nghiệp game thế giới.
|
Thị trường game tại khu vực này sẽ phát triển rất nhanh trong một vài năm tới. |
Theo nhiều người dự đoán, con số này sẽ tiếp tục tăng vọt trong những năm tới, thậm chí vượt qua nhiều khu vực khác. Công ty nghiên cứu thị trường Ovum mới đây cũng đã khẳng định thị trường tại các nước Ả rập sẽ mang về doanh thu gấp 3 vào năm 2016, tương đương 3,2 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng 29%.
Tại đây, các hãng phát triển game địa phương đang âm thầm tạo dựng nền móng vững chắc cho riêng mình. Tuy nhiên, cơ hội cho các hãng phát hành game lớn cho tới những studio nhỏ lẻ trên thế giới vẫn còn rất rộng mở.
Những lý do nên chú ý tới thị trường game tại các nước Ả Rập
Trước đây vài năm, khu vực này dường như đã bị loại khỏi bản đồ làng game thế giới. Các công ty phát hành và phát triển game lớn không quan tâm và bỏ qua mọi sự thay đổi, tiến bộ của thị trường này trong vòng nhiều năm nay. Ý tưởng Trung Đông sẽ trở thành một cường quốc trong ngành công nghiệp game không khác gì một giấc mơ viễn tưởng.
"5-7 năm trước đây, bạn sẽ không bao giờ thể nghe được điều gì về việc các trò chơi được cấp giấy phép phát hành tại Trung Đông. Thậm chí, Xbox và PlayStation cũng là một thứ gì đó quá xa lạ", Joe Minton, một chuyên viên tư vấn chiến lược cho các công ty phát hành game chia sẻ.
|
Cơ hội mới cho các hãng phát triển và phát hành game quốc tế, lẫn trong nước. |
Tuy nhiên, thời gian đã dần thay đổi mọi thứ và một vài yếu tố kinh tế chính trị đặc biệt đã cho phép thị trường trò chơi và kỹ thuật số bùng nổ tại khu vực này. Những sự thay đổi về tăng trưởng về tỷ trọng dân số trẻ tăng mạnh, mức thu nhập trung bình ở các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ hay một số nước vùng Vịnh tăng cao và việc sử dụng các phương thức thanh toán như tín dụng và thẻ trả trước bỗng trở nên phổ biến.
Internet thâm nhập một cách nhanh chóng vào khu vực này, đi kèm với nó là Facebook, smartphone... với tốc độ phát triển lên tới hai con số mỗi tháng. Những chuyện tưởng chừng như phải mất cả thập kỷ để thay đổi bỗng được thực hiện chỉ trong vòng vài năm ngắn ngủi. Đây chính là cơ hội trong mơ cho các nhà phát triển và những tập đoàn công nghệ.
Các trò chơi bắt đầu được bày bán và ngập tràn mọi ngõ ngách trong nhiều thành phố. Những tin tức từ thị trường game Bắc Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc trở thành đề tài thu hút sự chú ý của cả người chơi lẫn các công ty phát hành. Những gì mà các công ty trong nước làm không đủ để đáp ứng nhu cầu quá lớn của một bộ phận dân cư có khả năng chi tiêu mạnh mẽ.
Các loại trò chơi thành công ở Trung Đông
Tại đây, các game bóng đá là thể loại trò chơi được xem là phổ biến nhất. Đây cũng là lý do khiến EA nhanh nhạy tung ra phiên bản game tiếng Ả Rập cho game FIFA mới nhất của mình. Một số trò chơi không có nhiều mối tương quan với văn hóa và lối sống như game đua xe F1 Racing cũng được ưa chuộng.
Nhu cầu về trò chơi nhập vai trực tuyến theo phong cách phương Tây cũng ngày càng bộc lộ rõ rệt. Các trò chơi bắn súng, giải đố bắt đầu thu hút được một bộ phận đám đông game thủ. Danh sách các trò chơi được ưa chuộng bắt đầu có mối tương quan và giống như bất cứ khu vực nào khác trên thế giới hiện nay.
|
Lost Bubble, một game online rất thành công tại khu vực Trung Đông, Ả Rập. |
Tuy nhiên, một điểm đặc biệt đã mang lại thành công cho Peak Games, một hãng phát hành đang khá thành công và nổi danh tại đây là sự ưa chuộng một cách đặc biệt tới các yếu tố xã hội và thông tin liên lạc giữa người chơi. Lý do đơn giản bởi người dân tại các khu vực này, điển hình là Thổ Nhĩ Kỳ, không có được các quyền tự do như game thủ nước ngoài.
Trong khi ở những nơi khác, game thủ có thể ra ngoài nói chuyện, gặp gỡ, tạo lập các cộng đồng thì người dân tại đây bị hạn chế rất nhiều bởi đặc điểm và tình hình kinh tế xã hội. Điều này khiến cho các trò chơi không đơn giản chỉ là những trò tiêu khiển mang dần dần trở thành một nền tảng kết nối mọi người với nhau.
Dần dần, các trò chơi tương tác thời gian thực chiếm ưu thế. Game thủ sẵn sàng chi mạnh tay để được sử dụng các tính năng như phòng chơi riêng (private rooms), quà tặng ảo... Nắm bắt xu thế đó, các trò chơi cung cấp và làm thỏa mãn khía cạnh, tạo ra các cộng đồng game thủ trên Facebook hoặc điện thoại di động đang minh chứng bằng thành công vang dội của mình.
Đình Vũ
Nguồn: GameThu |