Những chiêu kiểm duyệt 'kỳ quái' của RPG Nhật Bản

Trang kotaku mới đây đã tiết lộ một phần những bí mật trong ngành công nghiệp game giữa hai nền văn hóa có nhiều khác biệt, Mỹ và Nhật.

Ngay từ khi các trò chơi đầu tiên trên máy NES, SNES, Game Boy cổ điển xuất hiện, Nintendo và các công ty làm game lớn của Nhật Bản khác đã thực hiện việc xóa bỏ các hình ảnh nhạy cảm, có thể được coi là "xúc phạm đến nền văn hóa Mỹ như rượu, tôn giáo, giới tính... trong các sản phẩm cung ứng cho thị trường Bắc Mỹ. Hệ quả tất yếu, các JRPG (game nhập vai đậm chất Nhật) là nạn nhân lớn nhất của "cuộc thập tự chinh sai lầm" này.

Một số người lý giải rằng tôn giáo vẫn còn là một chủ đề cấm kỵ trong ngành công nghiệp game, tuy nhiên những gì mà các trò chơi đã thay đổi dường như vượt quá sự tưởng tượng của nhiều game thủ.

Nhật Bản luôn được coi là quốc gia khá thoải mái trong việc thể hiện tín ngưỡng, tôn giáo hay những hình ảnh khêu gợi, đặc biệt trong thể loại manga, anime, game... Tuy nhiên, với những sản phẩm vượt ra ngoài biên giới quốc gia, mọi thứ cẩn phải được kiểm duyệt một cách vô cùng chặt chẽ.

Kiểm duyệt trên bìa đĩa Dead Or Alive, phiên bản tại Mỹ được khéo léo che đi một phần đùi của nữ nhân vật Kasumi.

Theo "quan điểm" của Nintendo trong game Earthbound, tại Mỹ chỉ có quán Cafe chứ không có quán Bar.

Trong game Suidoken, ở phiên bản Nhật hai nhân vật Varkas và Sydonia gần như bị đóng đính trên cây thập tự. Ở phiên bản Mỹ, chúng đã được thay bằng hai chiếc cột đơn giản.

Trong Fire Emblem Awakening, nhân vật nữ Tharja phiên bản Nhật có tư thế khá "đẹp" khi lộ bộ bikini màu đỏ. Còn với phiên bản Mỹ, chiếc quần bị một mảnh vải từ trên trời rơi xuống "vô tình" che đi vòng 3 hấp dẫn. Một sự kiểm duyệt đang bị cộng đồng coi là "cẩn thận quá mức cần thiết".

Trong game Final Fantasy IV, nữ nhân vật chính Rosa bị Golbez bắt cóc và trói dưới một cái bẫy khổng lồ. Ở phiên bản Nhật, đây là một cái lưỡi gớm ghiếc. Còn ở Mỹ, nó được chuyển đổi thành một tảng đá to. Những nhà kiểm duyệt tin rằng hình ảnh một chiếc lưỡi là quá bạo lực trong trò chơi này.
Nhân vật Magicant trong Earthbound ở Nhật được tạo hình gần như khỏa thân trong khi phiên bản Mỹ được thêm bộ đồ ngủ;

Một số chi tiết đặc biệt khác cũng bị nêu ra làm ví dụ cho phong trào kiểm duyệt quá ư "khắc nghiệt" của các hãng game Nhật Bản là nhà thờ của Dragon Quest đã được chuyển tên thành Nhà chữa bệnh; còn trong Super Mario, tư thế đừng khoanh tay hùng dũng của con trùm Bowser cũng bị chuyển thành thế đứng dang tay cho bớt "gọi đòn".

Bảo Nam


Nguồn: GameThu
Bạn thích:
     

Thảo luận