Danh sách các game bị cấm phát hành tại một số quốc gia

Đụng chạm vấn đề tôn giáo, khơi gợi nỗi đau chiến tranh, ảnh hưởng tới hình tượng người lãnh đạo tối cao là nguyên nhân chính khiến cho chúng bị coi như "đồ quốc cấm".

Pokemon Trading Card Game

Quốc gia ngăn cấm: Ảrập Saudi (Saudia Arabia)
Nguyên nhân: Đi ngược lại niềm tin tôn giáo

Theo chính quyền Saudia Arabia, sự phát triển của các sinh vật Pokemon đi ngược lại với niềm tin tôn giáo. Bên cạnh đó, với gameplay dạng đánh bài cá cược, trò chơi bị phân loại như một game cờ bạc, điều cấm kỵ trong đạo Hồi. Cuối cùng, các thẻ bài trong game sử dụng khá nhiều hình ảnh Star of David (ngôi sao 6 cánh), thứ được coi là biểu tượng thuộc về người Do Thái. Trong khi đó, cả thế giới đều biết rằng những người Hồi giáo ở Trung Đông và người Do Thái không có mối quan hệ hòa thuận cho lắm với nhau.

Mặc dù các không đưa ra các quy định pháp lý, sẽ không một ai có thể tìm được trò chơi này hoặc có nội dung tương tự, xuất hiện dưới bất kỳ hình thức nào tại quốc gia Hồi giáo này.

Tom Clancy's Ghost Recon Advanced Warfighter 2

Quốc gia ngăn cấm: Mexico
Nguyên nhân: Làm xấu hình ảnh đất nước

Trong phiên bản game do hãng Ubisoft phát hành, có một nhiệm vụ đòi hỏi game thủ phải chiến đấu với phiến quân Mexico. Thị trưởng Héctor Murguía Lardizábal của thành phố Ciudad Juárez nói rằng trò chơi làm cho Mexico trông giống như một vùng đất của chiến tranh và điều này sẽ xua đuổi khách du lịch.

Thống đốc bang Chihuahua cũng đồng ý với quan điểm trên và nói rằng trò chơi đã khiến cho hình ảnh về con người và đất nước Mexico thêm phần xấu xí. Kết quả là toàn bộ các phiên bản game đã từng được bán tại Mexico ngay lập tức bị tịch thu.

Battlefield 3

Quốc gia ngăn cấm: Iran
Nguyên nhân: Cổ động chiến tranh

Mối quan hệ xung đột trên chính trường giữa Iran và Mỹ đã diễn ra và kéo dài nhiều năm qua. Và việc phát hành Battlefield 3 là một trong những vấn đề đã được coi là hành động "đổ dầu vào lửa" cho mối quan hệ này. Theo các cơ quan tình báo và cảnh sát Iran, trò chơi này cổ động cho một cuộc không kích của Mỹ vào thành phố Tehran. Để đáp lại, chính quyền đưa ra thông báo cấm tất cả các hãng bán lẻ game tại quốc gia này được phép phân phối trò chơi bất hợp pháp, Battlefield 3.

Hiện tại thì trò chơi này vẫn xuất hiện đâu đó tại Iran, nhưng chỉ có thể mua bán trên thị trường chợ đen.

KZ Manager

Quốc gia ngăn cấm: Đức
Nguyên nhân: Khơi dậy nỗi đau chiến tranh

KZ Manager là một trò chơi chiến thuật quản lý trên PC, cho phép người chơi vào vai trò quản giáo, điều hành một trại tập trung của Đức quốc xã. Các "tài nguyên" cần quản lý tùy thuộc vào từng phiên bản, đôi khi nó chính là các tù nhân người Do Thái, Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Gypsies...

Không phải nói thêm, dù gameplay không dính dáng nhiều tới các vấn đề kỳ thị, nhân quyền hay bạo lực nhưng chỉ riêng nội dung khái quát cũng là một hành động khơi gợi lại một cách rõ nét quá khứ không mấy đẹp đẽ trong lịch sử quốc gia này. KZ Manager đã nhanh chóng bị cấm trên toàn bộ nước Đức.

The Legend of Zelda: Ocarina of Time

Quốc gia ngăn cấm: Tất cả các quốc gia Hồi giáo
Nguyên nhân: Chứa các biểu tượng và âm nhạc đụng chạm vấn đề tôn giáo

Trong game, chiếc Mirror Shield của Link được trang trí với biểu tượng trăng khuyết và ngôi sao của bộ tộc sa mạc người Hyrulian là Gerudo. Và đây là hình ảnh và câu chuyện liên quan mật thiết tới đạo Hồi.

Thêm vào đó, nhạc game đã lấy một phần khuôn mẫu của một trong những bài hát thánh ca Muslim từ Fire Temple (Đền thờ lửa) của Hỏa giáo Ba Tư.

Các phiên bản sau của trò chơi đã phải thay thế biểu tượng và âm nhạc trong trò chơi này bằng một hình ảnh mới, tuy nhiên nó cũng không giúp cho việc phát hành game được chấp thuận.

Command and Conquer Generals

Quốc gia ngăn cấm: Trung Quốc
Nguyên nhân: Gameplay có cảnh phá công trình trọng điểm quốc gia

Trong một nhiệm vụ của game chiến thuật này, Đập Tam Vực và Trung tâm hội nghị kiêm khu triển lãm Hồng Kông của Trung Quốc bị phá hủy hoàn toàn.

Mặc dù Trung Quốc đã được mô tả như à phe "người tốt" trong cốt truyện game nhưng chính quyền nước này vẫn cảm thấy rằng trò chơi như một lời xúc phạm và ảnh hưởng xấu tới hình ảnh quân đội và chính phủ.

Medal of Honor: Warfighter

Quốc gia ngăn cấm: Pakistan
Nguyên nhân: Vu cáo quốc gia này chứa chấp khủng bố

Ngay trong phần đầu game, người chơi được giao nhiệm vụ phá hủy một tàu chở hàng bị nghi ngờ chuyên chở vũ khí cho bọn khủng bố tại Pakistan. Bên cạnh đó, một số nhiệm vụ khác trong trò chơi cũng mô tả quốc gia này như là nơi ẩn nấp lý tưởng cho các thành phần Al Queda và chiến binh thánh chiến. Saleem Memon, tổng thống Pakistan đã đưa ra yêu cầu cấm tất cả các CD, DVD, băng cassette và mọi thứ có liên quan đến trò chơi này được xuất hiện tại quốc gia này. Mọi hành động cố tình vi phạm trong việc mua bán, tàng trữ và phân phối sẽ bị kết án và có thể phải ngồi tù.

Call of Duty: Black Ops

Quốc gia ngăn cấm: Cuba
Nguyên nhân: Có nhiệm vụ ám sát Fidel Castro

Chẳng cần nói tới sự căng thẳng lâu dài giữa Mỹ và Cuba, riêng nội dung trò chơi cũng đã đủ khiến nó ngay lập tức bị cấm phát hành và mua bán tại đất nước này. Chính phủ nói rằng trò chơi nguy hiểm này mang tới 2 "mối họa", một là tôn vinh các cuộc tấn công bất hợp pháp chống lại nhà lãnh đạo Cuba từ chính phủ Hoa Kỳ từ trước tới nay, mặt khác kích thích và định hướng thái độ của trẻ em cũng như thanh thiếu niên Mỹ trong việc nhìn nhận về đất nước và con người Cuba.

Fallout 3

Quốc gia ngăn cấm: Nhật Bản
Nguyên nhân: Gợi nhớ vụ đánh bom nguyên tử

Nội dung Fallout 3 lấy bối cảnh hậu tận thế sau cuộc chiến tranh hạt nhân, thế giới đã bị hủy diệt sau "Cuộc Chiến Vĩ Đại" vào nửa cuối thế kỷ 21, thứ được coi là ám chỉ việc đánh bom vào hai thành phố Nagasaki và Hiroshima ở Nhật Bản.

Thêm vào đó, một khẩu súng được gọi là "Fat Man" trong Fallout 3 có hiệu ứng đạn nổ với hình dạng giống hệ như một quả bom nguyên tử đang phát nổ. Sau những tranh cãi trong việc đặt tên, Fat Man được đổi thành "Nuka Launcher" trong tất cả các phiên bản khác (tiếng Nhật) của trò chơi này.

Homefront

Quốc gia ngăn cấm: Bắc Triều Tiên
Nguyên nhân: Nói xấu hình tượng nhân vật Kim Jong-il

Cốt truyện của trò chơi bắt đầu vào những năm đầu thế kỷ 21, với sự căng thẳng giữa Bắc Triều Tiên thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động quân sự, bao gồm việc thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân (tình cờ diễn ra vào năm 2013 trong game), bên cạnh việc đánh chìm một tàu Hàn Quốc. Nội dung sản phẩm có nhiều hình ảnh, ngôn từ ám chỉ sự độc tài và tham vọng của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, trong khi cho phép người chơi chống lại sự hoành hành ngang ngược này.

Bảo Nam


Nguồn: GameThu
Bạn thích:
     

Thảo luận