Tiêu tiền 'khôn' như game thủ

"Dân cày" cũng không khác gì một thương nhân thực thụ khi đụng tới chuyện tiền bạc trong game.

Trong các trò chơi trực tuyến, game thủ nhiều kinh nghiệm hay đã đạt tới mức được tôn xưng là "dân cày", dù đại gia hay không phải kẻ lắm tiền nhiều bạc nhưng bằng một cách vô hình nào đó, khi mua một món đồ trong game cũng luôn phải đắn đo. Bỏ qua những người chơi cào thẻ như uống nước, những "farmer" còn lại vốn dĩ cũng không kém phần thông minh, nên cách tiêu xài cũng nhiều khi chẳng giống ai, tinh tế đến mức các đại gia đốt tiền cũng cần học hỏi.

Để hòa mình vào thế giới ảo và thực hiện những nhiệm vụ, tham gia vào hành trình tưởng chừng chỉ có trong các câu chuyện thần thoại, đây có thể coi là điểm hấp dẫn nhất của các trò chơi online. Song, để có được những giây phút tiếu ngạo giang hồ đó thì người chơi thường phải bỏ ra một khoản tiền tương đối lớn. Thế nhưng, với sự nhạy bén và linh hoạt của một game thủ, đã từ lâu, những dân cày ít tiền nhưng yêu game đã tự trang bị cho mình những cách chắt chiu, gom góp, tiêu xài vô cùng tiết kiệm và thông minh.

Lão nông chăm chỉ

Thuật ngữ "cày" đã xuất hiện rất sớm từ khi thị trường game online bắt đầu nở rộ, khởi điểm với hai sản phẩm MUVõ Lâm Truyền Kỳ chiếm lĩnh làng game Việt. Người chơi nhanh chóng được gọi bằng cái tên tương xứng - dân cày hoặc farmer - bởi cách bỏ thời gian, công sức và tiền bạc vào màn hình cùng bàn phím. Cách để các dân cày này có thể kiếm được tiền thường đi theo hai con đường quen thuộc là "cày" game thường xuyên, gần như là auto cả ngày để kiếm tiền ảo sau đó bán lại số tiền này cho những ai cần với sự thương lượng giá cả. Cách thứ hai cũng không kém phần gian khổ là nâng cấp các nhân vật của mình lên đẳng cấp "Top", sau đó bán lại cả tài khoản và đồ cho người chơi mới. Nói chung, dù theo phương cách nào, game thủ cũng đúng như một lão nông chăm chỉ, bỏ thời gian chơi game và chiến đấu với nhiều account hoạt động liên tục cùng lúc.

Nhiều game thủ cắm máy cả ngày để rồi cuối cùng cũng chỉ để mò ra chợ mua bán đồ và account.
Nhiều game thủ cắm máy cả ngày để rồi cuối cùng cũng chỉ để mò ra chợ mua bán đồ và account.

Trong làng game, những câu chuyện về việc một đại gia chi tiền triệu hoặc tiền tỷ để mua vật phẩm hay tham gia sự kiện của nhà phát hành thường xuyên xuất hiện một cách đều đặn. Thế nhưng, ít ai biết rằng, có những người cũng thu được từng ấy tiền từ việc chơi game online mà chẳng cần bỏ lấy một xu.

Ngoài ra, sự thông minh và sáng dạ của game thủ Việt còn được thể hiện ở khả năng biết cách làm giàu từ những "công việc" ít ai để ý như luyện kim, chế tạo tinh lực, chế biến thức ăn... hay đơn giản là thu nhặt các mảnh ghép vật phẩm để bán lại cho các đại gia. Kiến tha lâu đầy tổ và với lượng tài khoản ảo thường vượt quá 10 đầu ngón tay cùng những quy luật đặt tên để khỏi trùng lặp, lượng tiền bạc chảy từ túi các đại gia sang túi dân cày trên thị trường bấy lâu nay đã vượt qua những gì mà một người bình thường có thể tưởng tượng.

Thương gia chuyên nghiệp

Thực tế, việc cày tiền hoặc bán account cũng không hẳn là dễ, khi mà sự tốn kém về thời gian và công sức để bỏ ra "cày" cũng rất lớn. "Phi thương bất phú", một nhóm các game thủ khác chọn cách mua đi bán lại các tài khoản, vật phẩm của người này để "buôn" lại cho kẻ khác.

Game nào không có chợ, đó không phải game online.
Trò chơi nào không có chợ, đó chưa thể gọi là game online.

Giống như một xã hội thu nhỏ, hầu hết các trò chơi đều có một "khu chợ" để mọi người giao dịch các vật phẩm như MU Online với thành thị Lorencia của Server 1, Thiên Long Bát Bộ với những con phố đặc thù ở Đại Lý, Tô Châu.... Đây sẽ là nơi các dân cày "thoát xác" và trổ tài làm thương gia chuyên nghiệp. Việc buôn bán về lý thuyết hết sức đơn giản, game thủ cần lựa chọn thời điểm thu mua với giá rẻ và bán lại lúc giá lên cao hoặc cho những người cần gấp, từ đó hưởng số tiền chênh lệch. Để đảm bảo có chắc phần lợi nhuận, người chơi luôn phải theo dõi sát giá cả trên thị trường. Với một cái đầu "quái", khả năng dự đoán, cộng thêm một chút may mắn, đôi khi số tiền thu được trong một ngày lại bằng các "nông dân" khác cắm cúi trong cả tháng trời.

Những ai đã từng tham gia game online vào thời kỳ đầu đều có thể nhận thấy từ các game kiếm hiệp như Võ Lâm Truyền Kỳ, Thiên Long Bát Bộ… cho đến những sản phẩm theo phong cách phương Tây như MU Online, PTV, Shaiya… đều xuất hiện một lớp người chơi chuyên đi săn đồ rẻ để bán lại và khu chợ trong game luôn đông đúc 24/7.

Tiêu tiền thông thái

Nói đến game thủ, là nói đến sự nhạy bén với cái mới và những kẻ luôn tính toán để tiết kiệm tối đa số tiền mang theo bên người. Tất nhiên với một game thủ, việc nạp tiền trực tiếp cho game dù ít dù nhiều cũng là chuyện tất yếu không tránh khỏi khi gắn bó lâu dài với một sản phẩm. Suy cho cùng, việc cày tiền hay buôn bán vật phẩm cũng là để có thể kiếm được một khoản tiền lớn hơn để mua được những món đồ hiếm và độc mà không ít đại gia cũng chỉ dám mơ tới.

Có lẽ vì thế, mà trong làng game luôn rỉ tai nhau những nơi nạp tiền rẻ nhất, những chiêu "kì kèo" về mức chiết khấu cao, những thời điểm giảm giá để tiết kiệm tối đa số tiền thật phải bỏ ra. Một số website nạp thẻ game trực tuyến có uy tín với giá rẻ, những đại lý phân phối thẻ online lớn từ lâu đã là lựa chọn của phần lớn game thủ không có nhiều tiền. Cách thức này được coi là thực sự tiết kiệm với mức chiết khấu hợp lý và nhanh chóng ở thao tác thanh toán trực tuyến đơn giản.

Với xu hướng làm việc trực tuyến và mối liên hệ mật thiết với các hãng phát hành thẻ điện thoại, FPT Online đã thành công với cổng thanh toán Gate, VNG có 123pay và VTC với cổng Thanh Toán Cước 365... Cuộc đua tranh giành khách hàng của các cổng thanh toán giờ khốc liệt không kém cuộc đua lãi suất ở các ngân hàng trong thực tế. Mỗi % giảm giá, chiết khấu đều cần phải tính toán chi li và cẩn thận.

Với mức chiết khấu rẻ hơn đại lý tới 15%, các cổng thanh toán trực tuyến đang là lựa chọn nhanh và tiết kiệm cho các vụ giao dịch ảo của dân cày và dân buôn.
Với mức chiết khấu rẻ hơn đại lý tới 15%, các cổng thanh toán trực tuyến đang là lựa chọn nhanh và tiết kiệm cho các vụ giao dịch ảo của "dân cày" và "dân buôn".

Giờ đây, việc tham gia vào các game online không còn mang những ý nghĩa đơn thuần để thỏa mãn cái thú giải trí mà một phần đã trở thành nơi để thể hiện sự nhạy bén, thông minh và khôn ngoan trong cách điều khiển tiền bạc. Chỉ cần khôn khéo trong việc cân đối thời gian, công sức và luôn cập nhật xu hướng tiêu tiền mới, game thủ hoàn toàn có thể chơi game thoải mái mà không phải nhíu mày băn khoăn với một món đồ khủng chưa thuộc về mình.

Một vài nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng trẻ em chơi game đều đặn có khả năng tính toán nhạy bén hơn khá nhiều những đứa trẻ không chơi game. Không biết chừng sau này cuộc thi "Ai thông minh hơn học sinh lớp 5" cũng có thể mở ra phiên bản "Ai tiêu tiền giỏi hơn game thủ".

Đình Vũ


Nguồn: GameThu
Bạn thích:
     

Thảo luận