Game Over - khẩu hiệu phổ biến ở cuộc đảo chính ở Ai Cập

Ông Mohamed Morsi, Tổng thống được bỏ phiếu đầu tiên của Ai Cập hôm qua đã bị quân đội chính nước này phế truất.

"Game Over" - từ đồng nghĩa với việc kết thúc lượt chơi của game thủ trong các trò chơi thông thường nay đã được sử dụng như một lời kêu gọi hành động chính trị mang tính đại chúng trong cuộc đảo chính vừa diễn ra hôm qua, tại đất nước Trung Đông.

Đơn giản, trực quan và dễ hiệu, nó đã nhanh chóng trở thành một khẩu hiệu được rất nhiều người biểu tình sử dụng, tóm tắt một cách chân thực nhất tình hình khủng hoảng.

Game Over cho chính phủ của Mohamed Morsi.

Theo một số chia sẻ từ dân chúng, đó cũng là hai từ đúc kết lại tình cảm của nhiều người dân Ai Cập đối với Tổng thống của mình ở thời điểm hiện tại. Một vài người nói rằng trong suốt nhiều năm qua, các hành vi độc tài của vị lãnh đạo tạo cho người dân cảm giác như việc cai trị chỉ là trò chơi đối với kẻ cầm quyền.

Rất nhiều hình ảnh người biểu tình với khẩu hiệu Game Over đã được ghi lại, đặc biệt là dòng chữ viết bằng ánh sáng laser hiển thị phía ngoài một tòa nhà chính phủ tại Cairo, ngay giữa quảng trường Tahrir hôm 2/7 vừa qua.

Cụm từ "Game Over" xuất hiện lần đầu trong một cảnh game năm 1970 và nhanh chóng được sử dụng với một ý nghĩa như nhau trong hầu hết các trò chơi. Tới nay, ảnh hưởng của nó đã vươn ra ngoài xã hội.

Trước đó, trong một số cuộc biểu tình lớn và bạo loạn ở Istanbu, Thổ Nhĩ Kỳ, dòng game Grand Theft Auto cũng đã được sử dụng trong việc truyền cảm hứng cho phong trào phản đối chính phủ tại đất nước này.

Làm sóng người biểu tình được ví như đàn zombie trong game sinh tồn.

Làm sóng người biểu tình được ví như một cảnh trong game sinh tồn.
Ngôn ngữ game ngày càng được sử dụng ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống.

Hình ảnh Pacman trong cuộc biểu tình phản đối Gaddafi.

Hình ảnh Pacman trong cuộc biểu tình phản đối Gaddafi.

Bảo Nam


Nguồn: GameThu
Bạn thích:
     

Thảo luận