Cuộc chiến console giữa Sega và Nintendo (kỳ cuối)

Giai đoạn sau cục diện đôi bên đã thay đổi với lợi thế nghiêng về Nintendo nhưng cuộc chiến mới đã nổ ra.

Năm 1995 – 1996, hệ máy Genesis coi như chết hẳn, và thủ phạm gây ra chuyện này không phải Nintendo mà chính là Sega. "Thần Nông" Saturn ra mắt nhưng ban đầu chẳng được mấy người quan tâm. Sega làm được điều mà Nintendo từng làm, còn Nintendo để cho đối thủ của Saturn: Virtual Boy không bao giờ vượt quá 200 USD, để rồi bị chính cha đẻ của mình bỏ rơi.

Về phía Sega, họ chẳng làm gì được ngoài việc để các bản chỉnh sửa của Genesis tràn ngập thị trường rồi bỏ bê đấy để đi nghiên cứu và phát triển công nghệ mới. Người hâm mộ vẫn mua Saturn về và thậm chí còn yêu thích cỗ máy này, để rồi cảm giác như bị Sega quên lãng. Trong 6 năm liền (1989 – 1995), người hâm mộ đã vét đến đồng tiền cuối cùng để mua những game mới cho nhất cho Genesis, cuối cùng là chán nản vì sự chậm trễ lên đến hàng tháng trời của công ty. Trong khi đó, SNES vẫn phát triển mạnh và Nintendo bắt đầu chuyển sang nghiên cứu console mới 64 bit.

Chắc hẳn mọi người vẫn còn chưa quên Sony, công ty đã bị Nintendo cho ra rìa trong vụ chế tạo ổ CD cho SNES? Năm 1997, đến lượt Sony trả đũa lại vụ "lật kèo" này, PlayStation ra mắt được 3 năm và rất thành công, báo hiệu thời kỳ mới cho console gia đình đã đến với đồ họa tốt hơn hẳn, âm thanh chân thực, 3D đúng nghĩa và một chính sách khá thoáng cho bên phát triển thứ 3. Đến lúc này, Square (tiền thân của Square Enix, cũng từng là nạn nhân của Nintendo) và Capcom mới có chốn dung thân. Nhận ra rằng để mất hai công ty lớn từng cứu mình vào năm 1991 là sai lầm lớn, Nintendo gấp rút hoàn thành chiếc console mới của họ: Nintendo 64. Vấn đề nằm ở chỗ đã là năm 1997 và chiếc máy này vẫn còn chạy băng cartridge. Đến Sega cũng còn biết rằng thứ này đã lỗi thời. Và sản phẩm đầu tiên xuất hiện trên Nintendo 64 lại là Mario. Có lẽ họ nghĩ rằng một nhân vật đã làm việc hiệu quả được gần 20 năm thì cần gì phải thay đổi. Theo sau đó là một game Zelda mới. Cho đến nay, nhiều người vẫn tin rằng Ocarina of Time là lí do duy nhất khiến người ta tìm đến Nintendo 64.

Mất sự hỗ trợ từ bên phát triển thứ 3, Nintendo bị ảnh hưởng khá nặng, nhưng không nghiêm trọng bằng Sega. Bắt đầu từ đây, Sega đã gây ra sai lầm chết người. Nếu họ cố gắng nhẫn nhịn, chờ đợi và phát hành chiếc console này thay cho Saturn, có lẽ cục diện cuộc chiến console ngày nay sẽ là giữa bốn phe chứ không phải ba. Chúng ta đang nói về Dreamcast, chiếc console vĩ đại nhất từng được chế tạo vào cuối thế kỷ 20. Có lẽ Sega đã sai lầm khi quyết định cho tràn lan thị trường với quá nhiều console trong thời gian quá ngắn.

Trở lại với Dreamcast, năm 1998, đây là cỗ máy trong mơ, sử dụng hệ thống 128 bits đầu tiên giữa thời 32 và 64 bits vẫn đang thống trị, hỗ trợ game online thông qua modem ẩn, đồ họa vượt trội so với PlayStation, có nhiều game hay, sử dụng nền tảng Windows và kết nối được USB. Và tất cả mọi thứ dường như đều quay lưng lại với Nintendo. Capcom làm game cho PlayStation và Dreamcast, nhưng không cho Nintendo 64. Final Fantasy là game độc quyền cho PlayStation và nhiều năm sau vẫn là "hàng" dành riêng cho Sony.

Eidos làm việc với Sony và Sega, đem đến Tomb RaiderLegacy of Kain cho mọi người trừ fan của Nintendo. Lần đầu tiên trong suốt hơn 15 năm đứng đầu làng game, cha đẻ của Mario phải chịu lép vế như vậy. Tuy nhiên, Sega chỉ đi được đến đây là phải dừng lại. Trong cuộc chiến lâu dài với đối thủ truyền kiếp Nintendo, Sega đã mắc nhiều sai lầm dẫn đến kết thúc của mình. PlayStation, mới mẻ hơn, trẻ trung hơn đã mê hoặc game thủ, đồng thời nỗi sợ bị Sega bỏ rơi trước đây đã khiến họ đồng lòng đến với Sony. Và từ đây, Sega chấm dứt tất cả, cụ thể hơn, họ bước ra khỏi vũ đài console, chấp nhận trở thành một nhà phát triển thứ ba. Sega đã có cỗ máy giúp họ bước vào kỷ nguyên mới, đáng tiếc thay, do tầm nhìn hạn hẹp nên họ đã tự tay giết chết đứa con của mình. Nghiễm nhiên, Nintendo trở thành kẻ chiến thắng, nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đây.

Năm 2000, khi cơn sốt PlayStation mới lắng xuống chưa lâu thì PS2 xuất hiện. Học tập từ sai lầm của Sega, Sony đã quyết định cho console của mình hỗ trợ tương thích ngược, chơi được game từ hệ máy trước. Điều khiến PS2 trở thành console vĩ đại nhất mọi thời đại, cũng giống như Nintendo ngày trước, là sự hỗ trợ hùng hậu từ các nhà phát triển thứ ba. Nhiều người thú nhận họ mua PS2 là vì Final Fnatasy X, kế đến là Grand Theft Auto, Soul Reaver 2, Street Fighter Alpha 3, tất nhiên rồi. Còn Nintendo hả? Gã nào vậy?

Ngày 11/9/2001, nước Mỹ phải đối mặt với cơn ác mộng khủng khiếp nhất trong lịch sử. Hai chiếc Boeing đâm vào Tòa Tháp Đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan khiến nơi này sụp đổ chỉ trong 2 tiếng, Lầu Năm Góc bị hủy hoại nghiêm trọng. Vụ khủng bố ngày 11/9 là một trong những vụ khủng bố gây thiệt hại nhiều nhất về tất cả các mặt kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, và quân sự của lịch sử Hoa Kỳ kể từ sau sự kiện Trân Châu Cảng. Thời điểm quá tệ để phát hành console mới, nhưng Microsoft phớt lờ điều đó. Hai tháng sau, Xbox ra đời, bên cạnh đó, Halo Dead or Alive 3 xuất hiện, hợp thành bộ ba đánh bật mọi sản phẩm tên tuổi của PlayStation.

Nếu chỉ có vậy thì có lẽ Nintendo cũng không cần lo ngại, có điều sau một loạt thành công với series Ninja Gaiden cho console của Nintendo, TECMO quyết định chuyển hệ game sang Xbox mà không báo lại một tiếng. Lại thêm một cú trời giáng cho ông lớn đến từ Nhật. Nintendo 64 coi như thất bại hoàn toàn. Trớ trêu thay, Xbox lại nợ Sega khá nhiều, những thứ như modem ẩn, cổng USB, hệ điều hành riêng biệt để hỗ trợ một cỗ máy mạnh là những thứ mà các kỹ sư Microsoft tích cực học tập từ Dreamcast. Nintendo chỉ lấy lại được cân bằng khi bắt đầu tung ra Gamecube. Đồ họa vượt trội và bản thân chiếc console cũng khá đẹp. Và Nintendo còn nức lòng hơn khi đi kèm với nó là một loạt game "khủng", đầu tiên là MarioZelda, tiếp theo là Smash Brothers, một game Metroid mới, một bản remake Resident Evil cực "đỉnh". Capcom trở về với Nintendo đồng nghĩa với việc chính sách của công ty đối với bên thứ ba không còn khắt khe như trước nữa. Coi như họ đã tồn tại được qua giai đoạn này.

Một vài người nói về việc game của Sega chơi trên Xbox, PS2 , hay thậm chí Gamecube, nhưng những người hiểu chuyện chỉ mỉm cười. Đó là một công ty từng biết luật, thậm chí còn làm luật cùng với "người khổng lồ" Nintendo. Giờ đây, Sega đã hoàn thành sứ mệnh, đã đi vào dĩ vãng nhưng Nintendo thì không. Không có Sega, thế giới sẽ như thế nào? Chắc hẳn Nintendo sẽ mãi là lựa chọn duy nhất và ngành game không bao giờ phát triển được. Halo, Resident Evil, Doom, Legacy of Kain series, Fatal Frame, Grand Theft Auto, Silent Hill và rất nhiều game khác không tồn tại nếu như không có Sega nhắc nhở Nintendo rằng họ không phải là kẻ duy nhất trên mặt đất này. Dĩ nhiên, vinh quang giờ thuộc về Microsoft và Sony.

Cuộc cạnh tranh giữa Sega và Nintendo cuối thế kỷ 20 đã trở thành một trong những huyền thoại nổi tiếng nhất của làng game. Từ đây, một kỷ nguyên mới cho các nhà sản xuất console mới và những cuộc chiến mới lại bắt đầu.

Nguyễn Hào


Nguồn: GameThu

Bạn thích:
     

Thảo luận