Xăm hình các nhân vật game – thú vui xa xỉ của game thủ Nhật

Tại Nhật, xăm hình các nhân vật game vừa tốn kém vừa bị kỳ thị.

Ngày nay, sở hữu một hoặc nhiều hình xăm không còn là việc gì quá nghiêm trọng, đặc biệt là ở các nước châu Âu và châu Mỹ. Thậm chí, với các sao Hollywood như Angelina Jolie hay sao bóng đá như David Beckham, hình xăm còn càng khiến họ trở nên nổi tiếng hơn nhờ sự tác nghiệp tích cực của các tay săn ảnh. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, nơi định kiến xã hội với những hình xăm còn khắt khe thì đây là thú vui cực kỳ xa xỉ với các game thủ.

Đầu tiên phải kể tới thủ tục để sở hữu 1 hình xăm. Thanh niên Nhật trên 20 tuổi mới được xăm mình. Ngoài việc phải bỏ một số tiền lớn để xăm hình nhân vật game yêu thích, game thủ còn phải chuẩn bị sẵn tâm lý đối mặt với cái nhìn không thiện cảm với người có hình xăm khi đi xin việc, công chức và sẵn sàng đánh trượt những người có hình xăm mà không cần tính tới năng lực cá nhân. Thậm chí, người xăm mình không được đến các bể bơi công cộng, một số câu lạc bộ thể thao, nghỉ dưỡng.

Lật lại lịch sử Nhật Bản, nghệ thuật xăm mình đã xuất hiện từ hàng nghìn năm trước. Trong thời kỳ Edo (1603-1868), xăm mình thậm chí còn được giới Geisha tôn sùng để trở nên quyến rũ hơn hoặc coi tatoo như đồ trang sức. Cho đến những năm 1720, việc xăm mình trở thành hình phạt cho những phạm nhân. Trên cơ thể những kẻ vi phạm pháp luật thời đó, người ta thậm chí có thể đọc được toàn bộ tiểu sử phạm tội của anh ta. Công việc này trong tiếng Nhật gọi là "nesaku". Dưới thời vua Minh Trị, Nhật Bản đã từng ban hành đạo luật cấm xăm mình để hòa nhập với nền văn minh phương Tây, bởi họ cho rằng việc xăm mình là một hành động man rợ của các bộ lạc thời nguyên thủy. Điều này phản ánh ngay trong những bộ phim hay tiểu thuyết Nhật Bản với việc mô tả các băng đảng xã hội đen (Yakuza) với thành viên xăm trổ đầy mình.

Cùng với thời gian, công việc xăm mình của Nhật Bản đã phát triển và dần trở thành một môn nghệ thuật đích thực – horimono phát triển rực rỡ vào nửa sau của thế kỷ XVIII. Những hình xăm Jurōjin (Thọ Lão Nhân), Hotei (phật Di Lặc), Khuôn mặt (biểu tượng cho Samurai), Chim hạc (biểu tượng của sự trường thọ), Kintaro, Hamaraki, Mẫu đơn, Thư pháp, Rồng, Cá chép... mới thực sự được coi là nghệ thuật còn các nhân vật game bị xem là phù phiếm và "vớ vẩn".

Aki đang thiết kế lại hình xăm cho khách

Aki đang thiết kế lại hình xăm cho khách

Aki – nghệ sĩ xăm hình tại Yokohama, chủ cửa hàng Diablo Art chia sẻ: công việc của anh chủ yếu là xăm cho các game thủ yêu thích game ăn theo hoạt hình. Mỗi tháng, Aki chỉ nhận 2-3 khách bởi theo anh, công việc xăm mình là cả quá trình sáng tạo nghệ thuật. Aki nhận đơn đặt hàng của khách, thiết kế lại cho phù hợp với vị trí khách muốn xăm, lựa chọn kích thước cho phù hợp và mô phỏng cho khách xem thử. Tuy nhiên, anh cũng không thể quảng cáo rộng rãi qua các phương tiện truyền thông trong nước mà chỉ có thể đăng tải "sản phẩm" lên Twitter của mình. Dẫu vậy, không ít người cũng lên án anh vì tiếp tay cho kiểu sở thích quái đản này.

Phòng thiết kế của Diablo Art

Phòng thiết kế của Diablo Art

> Xem thêm 1 vài hình xăm do Aki (Diablo Art) thực hiện

Hương Mabư


Nguồn: GameThu

Bạn thích:
     

Thảo luận