20 năm tồn tại là một khoảng thời gian quá dài đối với bất cứ dòng game nào. Hãy tự hỏi một nhà phát hành ra mắt một game hàng năm dưới một cái tên bao nhiêu lần? Chắc chắn sẽ không nhiều: huyền thoại ID Software (series Quake và Doom), không thỏa mãn với series Unreal của Epic Game (tính đến Unreal Tournament 3 đã có 6 game được phát hành trong 16 năm). Với 20 năm tồn tại có vẻ như EA đã hết ý tưởng với Need for Speed (ngày 5/5 vừa qua EA đã thông báo không có bản Need for Speed nào trong năm nay).
EA bắt đầu phát hành Need for Speed
Game đầu tiên của cả series: The Need for Speed (còn được biết đến với tên TNFS) phát hành năm 1994. Sản phẩm là kết quả của EA và tạp chí Road & Track, với mục đích khiến game đua xe giống thực tế hơn vào thời điểm ấy. Họ đã thành công, việc năm nào cũng có Need for Speed đã chứng minh cho điều đó. TNFS đã đem đến một yếu tố chưa từng thấy trong game đua xe trước đó: rượt đuổi với cảnh sát, nếu bị bắt, cuộc chơi kết thúc. Đi kèm với điều đó là đồ họa và hệ thống vật lý tiên tiến do những lập trình viên hàng đầu thiết kế. Gran Turismo chỉ là một trong số ít hậu bối sau này được truyền cảm hứng có khả năng cạnh tranh được với lão làng NFS.
|
3 năm sau EA phát hành Need for Speed II và một phiên bản đặc biệt (Special Edition) hỗ trợ 3dfx Glide (đáng tiếc là công ty khai sinh ra OpenGL giờ không còn tồn tại nữa). NFS II SE trở thành hiện tượng. Những pha rượt đuổi với cảnh sát trở lại trong NFS III: Hot Pursuit cộng với hàng tá đoạn đường tắt được thêm vào tuyến đường càng làm game trở nên hấp dẫn. Ý tưởng này vẫn được giữ nguyên trong NFS IV: Road Challenge, giờ có thêm hệ thống thưởng. Porsche 2000 (tên đầy đủ là Need for Speed: Porsche Unleashed) lần đầu tiên đem đến chế độ Career Mode hoàn chỉnh với hầu hết các loại xe Porsche từng được sản xuất có mặt trong game. Ngoài ra còn có chế độ Factory Drive đem đến một loạt thử thách cho người chơi. Là một chế độ mới, game thủ sẽ được trải nghiệm với rất nhiều mẫu xe "độc", từ chiếc 365 cổ điển cho đến chiếc 911 Turbo 996 đời mới.
Bước tiến mới: Underground
Khi mọi người bắt đầu nghĩ không còn gì hay ho nữa thì cũng là lúc Need for Speed: Underground xuất hiện. Giờ đây, đường đua cùng với các tính năng chỉnh sửa đã giúp Need for Speed trở thành một trong những game đua xe hấp dẫn nhất từng được phát triển. Trong game, hệ thống vật lý còn được đề cao lên đến mức "siêu thực". Tốc độ xe càng nhanh, xe càng khó điều khiển, chưa kể đến một loạt thành tựu để game thủ phá giải dần dần.
|
Chỉ một năm sau, thế giới mở cũng được đưa vào game. NFS: Most Wanted (2005) thành công khi đưa yếu tố sandbox vào game, bên cạnh những pha đào tẩu điên cuồng ngay cả trên những tuyến đường vốn không phải đường đua. Thanh truy nã đã khiến người ta liên tưởng đến những game sandbox thứ thiệt, chẳng hạn như GTA. Đến cuối game, một cuộc chiến khốc liệt diễn ra, đó là một màn đua có một không hai, chưa từng có trong lịch sử NFS. Việc hoàn thành màn cuối cũng có thể được xem như một thành tựu trong game. Tuy vậy, thành công lại không đến với EA, cho dù Most Wanted là một trong những game NFS tuyệt vời nhất.
Thoái trào xuất hiện
Bắt đầu từ Carbon, phong độ của series Need for Speed có dấu hiệu đi xuống khi 3 game liên tiếp ra sau đó không còn được đánh giá cao như trước. Có vẻ như các nhà phát triển gặp khá nhiều rắc rối trong phần hiệu ứng xe cộ của NFS: ProStreet. Nhiều người nhận xét rằng lái xe giậm giựt như thế có phần giống như đang ngồi buồng lái game arcade vậy. Undercover cũng không được hưởng ứng tích cực khi chỉ nhận được 60% phiếu bầu trên Metacritic.
EA bắt đầu chuyển sang hình thức mô phỏng khi bắt tay với Slightly Mad Studios thực hiện NFS: Shift và Shift 2: Unleashed. Hai game này đều được đánh giá ở mức 80/100 từ phía các nhà phê bình cũng như game thủ. Hầu hết mọi lời phàn nàn đều là chúng chẳng hardcore cũng chẳng casual đối với hầu hết tín đồ xe hơi.
Đoạn kết
Cuối cùng rồi cũng đến lúc EA hết ý tưởng. Sau mấy năm series quay trở lại với phong cách đua xe arcade giống như thuở ban đầu. NFS: The Run sử dụng lại hệ thống thế giới mở một lần nữa. Most Wanted (2012) lấy bối cảnh của game cùng tên ra năm 2005 nhưng lại bắt chước phong cách của series Burnout do Criterion Studios phát triển. Need for Speed: Rivals bế tắc vì công thức chung giống y hệt hai game ra trước, nhưng lại cố kết hợp cả single player và multiplayer. Dù game thủ có thể vào vai cảnh sát hay tay đua thì cái cảm giác chơi lại Most Wanted 2005 vẫn cứ đeo bám lấy họ.
Trong 20 năm, NFS đã tái sử dụng ý tưởng với 3 game cuối cùng. Bên cạnh việc tập trung vào doanh thu và thay đổi nhà phát triển, qua thời gian dòng game này đã đánh mất bản sắc của riêng mình. Có lẽ đã đến lúc chúng ta cần có một game mới để thay thế cho dòng game đã có tuổi này, nhất là khi hiện nay mảng game đua xe còn rất nhiều đối thủ khác nhau, chẳng hạn như Gran Turismo hay Forza Motorsport.
20 năm là khoảng thời gian quá dài nhưng vẫn rất tuyệt nếu như EA có thể đem lại điều gì đó mới mẻ. Phát hành lại, HD hóa hay thay đổi một vài game cũ cũng chẳng có hại gì. Chỉ là liệu họ có chấp nhận làm như thế hay không. Dù sao thì chúng ta vẫn có thể thở phào nhẹ nhõm vì sau nhiều năm, đây là lần đầu không có game đua xe xuất hiện nữa. Có lẽ giờ là lúc NFS được ngủ yên sau khoảng thời gian nổi loạn quá lâu rồi.
Nguyễn Hào
Nguồn: GameThu
|