NPH Việt cần có hệ sinh thái riêng để tránh chuyện đứt cáp

3 tháng đứt một lần, mỗi lần sửa mất gần tháng, liệu đã tới lúc cần nghĩ ra biện pháp cứu cánh để khắc phục tình trạng này?

Chưa bao lâu sau "thảm họa" đứt cáp quang biển AAG cách đây 3 tháng, hôm nay tuyến cáp này lại tiếp tục một lần nữa bị đứt gây bức xúc cho nhiều game thủ. Có lẽ chưa bao giờ hiện tượng đứt cáp quang biển lại diễn ra nhiều và liên tục như thời gian gần đây, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của rất nhiều đơn vị kinh doanh trong ngành công nghệ thông tin và người dùng. Trong số đó chắc chắn phải nhắc đến các NPH game và tầng lớp game thủ vốn gắp bó mật thiết với môi trường internet.

Trung bình 3 tháng cáp biển AAG đứt một lần, sửa mất thêm gần 1 tháng.

Trung bình 3 tháng cáp biển AAG đứt một lần, sửa mất thêm gần 1 tháng.

Việc cáp AAG bị đứt gây ảnh hưởng khá nhiều đến việc kết nối tới các dịch vụ của nước ngoài, bao gồm nhiều hệ thống dịch vụ online toàn cầu rất quan trọng của nhiều tập đoàn lớn như Google, Facebook, Yahoo, Apple... các tập đoàn này sở hữu nhiều dịch vụ mang tính thiết yếu đối với internet tại Việt Nam như YouTube, Gmail, Google Play, Apple Store...

Nói một cách đơn giản đối với trải nghiệm của người dùng, bình thường khi xem một video trên YouTube mất khoảng vài giây chờ loading, thì khi bị đứt cáp AAG, thời gian sẽ tăng lên... vài phút. Và quan trọng là mất đi tính ổn định, ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng thiết bị đầu cuối. Vậy giải pháp nào cho tình trạng cứ vài tháng lại đứt cáp một lần như hiện nay?

Không ai muốn điều này xảy ra.

Không ai muốn điều này xảy ra.

Câu trả lời ở đây có thể việc lựa chọn hướng nội địa hóa các tài nguyên internet, tạo nên một hệ sinh thái mới trong nước mà không phụ thuộc quá nhiều vào các dịch vụ quốc tế. Điều này các nước có nền công nghệ thông tin phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... đều đã có, tuy nhiên tại Việt Nam thì lại chưa đủ phát triển để cạnh tranh với các dịch vụ quốc tế.

Tính riêng ngành game online trên smartphone, hiện tại nhiều NPH game vẫn lệ thuộc nhiều vào Google Play và Apple Store. Đây là 2 kênh phân phối game lớn nhất và hiệu quả nhất từ trước đến nay được cả NPH và game thủ ưa dùng. Việc đứt cáp biển AAG gây ảnh hưởng đến việc submit game trên các store này, thời gian update file dữ liệu cũng lâu và dễ bị lỗi hơn. Đối với game thủ thì thời gian truy cập và tải game cũng lâu hơn hẳn, nguy cơ lỗi thiếu file do mạng chập chờn cũng dễ xảy ra, gây lỗi khi chơi game.

Rõ ràng, với tình trạng 3 tháng đứt cáp 1 lần, mỗi lần sửa lại mất gần 1 tháng, có lẽ đã đến lúc Việt Nam nên có cho mình một hệ sinh thái internet riêng, giảm bớt lệ thuộc vào các dịch vụ quốc tế. Trong đó một trong những yếu tố quan trọng chính là việc thay thế các store Google Play và Apple Store bằng các store của Việt Nam.

SohaGame đã có hệ sinh thái của riêng mình.

SohaGame đã có hệ sinh thái của riêng mình.

Appota cũng "không phải dạng vừa đâu".

Appota cũng "không phải dạng vừa đâu".

VNG thì đã vẫn luôn là một thế lực mạnh.

VNG thì đã vẫn luôn là một thế lực mạnh.

Điều đáng mừng là việc này đang ngày một nhiều NPH game ủng hộ, bao gồm cộng đồng các game thủ cầu tiến. Có thể điểm qua những cái tên như SohaGame, Appota, MeCorp, VNG... Mặc dù thời điểm hiện tại, các dịch vụ này vẫn đang chỉ dừng lại ở mức sơ khai hoặc mang tính hỗ trợ, quảng cáo là chủ yếu cũng như cho game thủ dowload nhưng trong tương lai gần, chắc chắn Việt Nam sẽ có những sản phẩm mang tính chuyên nghiệp và phát triển hơn.

Dù vậy trong trong tình trạng đứt cáp như hiện nay, các app download này chắc chắn là "cứu cánh" cực kì đắc lực cho nhiều NPH game và cả các game thủ để có thể trải nghiệm game nhanh chóng, dễ dàng mà không lo lắng việc bị ảnh hưởng. Dự kiến, tuyến cáp biển AAG này sẽ mất khá lâu để sửa chữa vì cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa tìm ra điểm bị đứt. Trong thời gian này, lời khuyên dành cho game thủ là hãy sử dụng các app download game trong nước để hạn chế những ảnh hưởng đến trải nghiệm giải trí của mình, cũng như dễ dàng nhận được các phần quà tặng kèm giá trị.

Đình Vũ


Nguồn: GameThu

Bạn thích:
     

Thảo luận