Cận cảnh nghề làm âm nhạc cho game

Bạn thử làm một thử nghiệm nhỏ là chơi game và tắt âm thanh đi nhé. Từ đó bạn sẽ hiểu được sự quan trọng của âm thanh và âm nhạc trong game.

Câu hỏi đặt ra là có bao nhiều ngành nghề liên quan đến công nghiệp game? Nhiều, trong một bài viết không thể trình bày hết vì vậy mong sự đóng góp của mọi người cho từng nhánh ngành nghề khác nhau và chức năng của họ đối với tiến trình sản xuất game.

Audio and Music
 

Bài viết đầu tiên này tôi giới thiệu các bạn một nghề mà chúng ta rất hay bỏ quên trong quá trình làm việc: Âm thanh và Âm nhạc.

Bạn thử làm một thử nghiệm nhỏ là chơi game và tắt âm thanh đi nhé. Bạn sẽ thấy điều gì? Từ đó bạn sẽ hiểu được sự quan trọng của âm thanh trong game. Hình ảnh cho phép bạn biết điều gì đang xảy ra còn âm thanh sẽ cho bạn cảm nhận và mường tượng về ý nghĩa của những sự vật, hiện tượng ấy. Chỉ đơn giản như trò chơi Breakout.

Khi quả bóng đập vào vật hứng nó phát ra tiếng kêu "bing" hay khi bị trược nó kêu "ủn" đã khiến cho trò chơi sinh động hẳn lên. Tất nhiên thực tế phức tạp hơn nhiều. Một game có muôn vàn hiệu ứng âm thanh mà bạn có thể kiểm chứng bằng cách chơi và đếm chúng. Điều đó để khẳng định rằng. Âm thanh là một phần không thể thiếu trong game và là một công việc rất cực nhọc không khác gì các nghề còn lại. Bạn nên nhớ rằng đây là nghề cũng được yêu cầu làm fulltime như các ngành khác.

Để hiểu hơn tôi sẽ mô tả cho bạn một ngày làm việc của người chuyên về âm thanh để cảm nhận được đó không phải là việc nhàn hạ. Có muôn vàn điều để làm trong một ngày với các việc như: Thiết kế hiệu ứng âm thanh, kết hợp âm thanh, âm thanh phụ đạo, nhạc nền, chỉnh sửa nhạc, ghi âm giọng nói, chỉnh sửa, chuẩn hóa, ghi âm những vị trí trên thực tế để đưa vào game, lên kế hoạch cho âm thanh, phát triển âm thanh phù hợp với game.

Audio and Music 1
 

Muốn có âm thanh tốt người làm âm thanh phải có nơi làm việc chuyện dụng họ thu lại tất cả các âm thanh thực muốn sử dụng ví dụ: tiếng kiếm, tiếng xe cộ, tiếng còi tàu, tiếng xôn xao bàn tán.... muôn vàn âm thanh cần sử dụng. Để quản lý công việc tốt một người làm về âm thanh có kinh nghiệm sẽ làm như sau:

Việc đầu ngày là kiểm tra mail và liệt kê ra những gì phải làm trong ngày. Đồng thời suy nghĩ luôn những gì phải viết ra trước khi trở về nhà sau một ngày làm việc. Sau đó mọi người trong team sound sẽ gặp mặt với nhau để nói về những công việc sẽ làm đối với game đang phụ trách để thấy rằng mọi tất cả đều OK.

Mọi người sẽ kiểm tra bằng cách lắng nghe các sản phẩm âm thanh đã được làm cùng nhau và đưa ra lời nhận xét đối với từng cảnh trong game, kiểm tra xem tất cả những âm thanh có phù hợp với nhau hay không. Sau đó mọi người về phòng và làm tiếp những công việc của từng thành viên. Khi mọi người hạnh phúc với thành quả làm việc của của mình.

Lúc này cần công cụ để kiểm định lại chất lượng âm thanh và độ phù hợp trong trò chơi bằng các công cụ phân tích xử lý để tạo âm thanh chuẩn. Công việc làm âm thanh luôn gắn liền với game. Từng phân đoạn phải được lắp ráp một cách chính xác và phù hợp nhất. Khi mọi chuyện tương đối ổn định. Người làm âm thanh sẽ lồng tiếng cho từng cảnh trong trò chơi.

Kết thúc ngày bằng việc kiểm tra lại tất cả những việc đã làm và chuẩn bị tiếp cho ngày hôm sau.

Những kỹ năng cần có khi làm nghề này: Bạn phải có một cái tai sạch, khả năng nghe và cảm thụ âm thanh một cách tuyệt vời. Khả năng thu âm, chỉnh sửa và trộn âm (mixing). Tất nhiên là sẽ dùng cái tool như vầy.

Audio and Music 2
 

Còn nhiều điều để nói. Nhưng chừng này đã đủ để bạn hiểu về một ngành đang lãng quên hay chưa đủ tầm để làm ở Việt Nam. Nhưng lại là một ngành không thể thiếu trong lĩnh vực gian truân này.

(GameK) 

Bạn thích:
     

Thảo luận