Những cảnh "dở khóc, dở cười" của đời game thủ

Là một game thủ, có lẽ bạn cũng đã từng trải qua những tình huống như thế này.
Không còn tiền mua máu, mana
 
Từ trước đến nay, trong các game online được phát hành ở Việt Nam và trên thế giới, người chơi rất ít khi phải bận tâm đến vấn đề máu hay mana khi tiến hành train quái vì 2 loại item phục hồi những chỉ số này thường được bày bán rất rẻ và gần như là miễn phí trong game. Đây là điều khá dễ hiểu bởi nếu không thể mua được máu lẫn mana thì game thủ làm thế nào để có thể tiếp tục chơi game, tiếp tục cày kéo? Hiện tại, việc được cung cấp đầy đủ 2 loại item thông dụng này đã trở nên quá quen thuộc với game thủ Việt.
 
Những cảnh "dở khóc, dở cười" của đời game thủ 1
 
Tuy nhiên, trên thực tế thì vẫn còn đó những game online mà giá máu và mana cực kỳ đắt và người chơi thường khó có thể chi trả được khoản tiền mua những loại item này nếu chỉ đánh quái mà không nạp thẻ. Chính vì vậy, chúng ta không khó để bắt gặp những tình cảnh game thủ không có tiền mua nổi máu, mana hay thậm chí là hồi thành phù mà phải lên tiếng xin người khác.
 
Bán shop nhầm đồ
 
Có thể nói, đây chính là tình huống tẽn tò nhất của nhiều game thủ trong thế giới ảo mà nhiều khi, họ đã phải từ bỏ tựa game yêu quý của mình chỉ vì... click chuột nhầm. Trong nhiều game online, thay vì các món đồ quý hiếm có tần suất rơi ra rất thấp, người chơi còn thường xuyên nhặt phải các món đồ cùi (hay còn gọi là đồ rác). Trong một cuộc đi săn boss, sau khi chiến thắng, bạn thường nhận được cả đống trang bị và phải rất may mắn thì chúng ta mới có thể nhận được một trang bị loại xịn.
 
Những cảnh "dở khóc, dở cười" của đời game thủ 2
Nên cẩn thận với list item chằng chịt như thế này.
 
Tuy nhiên, do sử dụng các phần mềm Auto tự nhặt đồ, các game thủ lựa chọn nhặt tất cả các item rơi ra từ boss. Vấn đề bắt đầu xuất hiện khi lượng item rác quá nhiều mà trang bị khủng lại chỉ có 1 và rất hiếm rơi ra. Sau khi săn boss, người chơi dùng "thổ địa phù" trở lại thành và bắt đầu bán đồ rác (được tiền). Lúc này, rương chứa đồ quá rộng trong khi các item rác phải bán shop thì lại quá nhiều đã khiến nhiều người chơi chót lỡ tay "phi shop" luôn cả item xịn mà mình phải cực khổ lắm mới có thể săn được.
 
Đó chỉ là một ví dụ đơn giản về việc "phi shop nhầm đồ xịn" của gamer Việt nhưng những bực dọc và hậu quả mà nó mang lại thì lại vô cùng nghiêm trọng.
 
Trêu chọc GM
 
Thông thường, các thành viên trong ban quản lý của NPH (gamemaster) thường tiến hành kiểm tra chất lượng của game thông qua những lần du ngoạn trong game. Lúc này, họ thường xuất hiện dưới lốt các account "đầu trắng" (tài khoản gà, vô hại, không có khả năng tấn công) nhưng bù lại là những skill đặc biệt như tăng tốc, tàng hình...
 
Những cảnh "dở khóc, dở cười" của đời game thủ 3
Những hành động quá khích thường phải trả giá.
 
Rất dễ để nhận thấy các gamemaster này bởi những điểm đặc biệt của họ. Thế nhưng, thấy vậy, một số gamer lại "điếc không sợ súng" chuyển sang trêu chọc hay không chịu kìm nén mà... văng tục trước các gamemaster này. Tất nhiên, hành động có đôi phần ngu ngốc này đã khiến cho nhiều gamer được tưởng thưởng một tấm vé du lịch... nhà lao trong thời gian dài (khoảng từ 1 đến 3 ngày).
 
Thậm chí, có trường hợp do gamer thích văng tục bừa bãi hay tên nhân vật quá phản cảm mà vẫn cứ thích ngông nghênh đã khiến chủ nhân của các tài khoản này phải chia tay nó vĩnh viễn.
 
Cường hóa trang bị thất bại
 
Từ trước đến nay, cường hóa trang bị (hay còn gọi là đập đồ) vốn luôn là một trong những tính năng quan trọng được rất nhiều game online đưa vào để giúp các người chơi có thể phân biệt được sức mạnh của mình. Tuy nhiên, những câu chuyện bi hài xung quanh việc "đập đồ" trong làng game Việt vốn không là ít.
 
Những cảnh "dở khóc, dở cười" của đời game thủ 4
 
Khi các item đã đạt đến chỉ số cao thì việc gia tăng level của chúng vốn chẳng còn là việc dễ dàng. Lúc này, để có thể cường hóa chúng, người chơi sẽ phải tốn không ít vật phẩm phụ khác như huyền tinh, ngọc... như là "chất xúc tác" cho món đồ của họ. Thế nhưng, dù đã phải mất rất nhiều công sức chuẩn bị như vậy nhưng đôi khi, game thủ vẫn là những người phải "ngậm trái đắng bởi tỷ lệ cường hóa thành công không phải lúc nào cũng là 100%.
 
Dù vẫn biết cường hóa vẫn có khả năng thất bại nhưng cái cảm giác đột nhiên mất tất cả số lượng ngọc, huyền tinh hay tiền bạc đã bỏ vào đó để tiến hành đập đồ vẫn luôn khiến cho game thủ gặp không ít ức chế.
 
Bị nghi hack vì... bắn quá giỏi
 
Đây không phải là một vài trường hợp cá biệt trong làng game Việt mà trên thực tế, rất nhiều người chơi đã phải "than trời" vì mình đột ngột bị những game thủ khác "report hack" lên phía GM, mà nguyên nhân ở đây là chỉ bởi họ bắn quá giỏi.
 
Những cảnh "dở khóc, dở cười" của đời game thủ 5

Có vẻ như tình trạng hack đã diễn ra quá phổ biến trong những MMOFPS như Đột Kích nên mỗi khi thấy một game thủ nào đó quá "xuất chúng", liên tiếp kill được người khác thì nhiều game thủ lại cho rằng đó là hack. Từ đây, một số người report hack lên phía GM và game thủ kia sẽ bỗng nhiên bị ban hack.

Để nói về tình trạng "report hack" vô tội vạ ở Việt Nam thì có rất nhiều và không ít "án oan" đã được diễn ra. Thậm chí, một số trường hợp kiểu như game thủ lợi dụng góc lag, hay đột ngột bị kẹt account ở trên cao cũng bị "report hack" lên phía GM.

Nguồn: GameK
Bạn thích:
     

Thảo luận